(Trích Nghị định 90/2006/NĐ-CP)
Điều 65. Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1999).
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1999).
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở.
a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây
dựng nhà ở để cho thuê thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà
ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ
trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì Nhà nước
không cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ đầu tư. Sau khi
hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này
cho tổ chức, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở
và Nghị định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm thay mặt người mua nhà làm
thủ tục theo quy định tại Chương III Nghị định này để cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua nhà.
Chủ đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê có trách
nhiệm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật.
4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối
tượng sau đây thì được mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở như
người Việt Nam ở trong nước (không hạn chế về số lượng nhà ở được sở
hữu):
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng
góp với đất nước bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định
của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm
2005; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy
chương; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được Chủ tịch Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan quản lý ngành ở Trung ương tặng Kỷ niệm chương vì sự
nghiệp của ngành đó; người tham gia vào Ban Chấp hành của các tổ chức
chính trị - xã hội của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức
chính trị - xã hội đó xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung
ương Hội, người là nòng cốt trong các phong trào, tổ chức của kiều bào
có quan hệ với trong nước thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài và người có những đóng góp và giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại
diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận;
c) Nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về
hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất
nước bao gồm: nhà văn hoá, nhà khoa học được phong học hàm, học vị về
khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật của Việt Nam hoặc của nước ngoài;
chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các đối tượng nêu tại điểm
này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
mời về Việt Nam làm chuyên gia, cộng tác viên khoa học, giáo dục, văn
hoá nghệ thuật, có xác nhận của lãnh đạo cơ quan mời;
d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về
sống ổn định tại Việt Nam là người có đơn đề nghị về sinh sống ổn định
tại Việt Nam, được cấp có thẩm quyền của cơ quan Đại diện ngoại giao
Việt Nam chấp thuận.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc
diện quy định tại khoản 4 Điều này mà đã về Việt Nam cư trú với thời hạn
được phép từ sáu tháng trở lên trong cùng thời gian cư trú tại Việt Nam
được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ
thể việc xác định thời hạn cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài. Khi cấp visa, bảo đảm để người có nguyện vọng được mua
nhà theo quy định tại khoản này.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc
diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc được sở hữu hạn chế về số lượng
nhà ở tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này,
nếu được tặng cho, được thừa kế nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của nhà
ở đó theo quy định tại Điều 68 Nghị định này.
7. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện theo quy định
tại Chương III Nghị định này.
Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể về giấy tờ, trình tự
thủ tục xác nhận đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc
diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
* Tổ chức, cá nhân nước ngoài
(Trích nghị quyết 19/2008/NQ-QH12 - Áp dụng từ ngày 1/1/2009)
Điều 2. Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;
1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;
2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam
được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân
chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam
do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người
có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;
4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;
5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh
bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại
doanh nghiệp đó ở.
Điều 3. Điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại
khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc
giấy tờ chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận
đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Điều 4. Thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 1.
Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị
quyết này được sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa là 50 năm, kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn
sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đối tượng quy định tại khoản này phải bán
hoặc tặng cho nhà ở đó.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại
khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này được sở hữu nhà ở tương ứng với thời
hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp đó, bao gồm cả
thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu được tính từ ngày doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi trong
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp khi hết hạn đầu tư hoặc khi giải thể, phá
sản thì nhà ở của doanh nghiệp quy định tại khoản này được xử lý theo
quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về phá sản và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét