TS Phạm Sỹ Liêm (Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) - Ảnh: Ngọc Thảo |
Hai mươi năm không phải là khoảng thời gian dài cho sự phát triển của một khu đô thị, nhưng cũng đủ để lại những dấu ấn trong lòng cư dân.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (PMH) với quy hoạch đồng nhất và thiết kế hiện đại chính là điểm sáng trong bức tranh quy hoạch đô thị TP.HCM.
Không chỉ tạo khác biệt về mặt quy hoạch khi chọn vùng đất đầm lầy phía nam thành phố, PMH còn đóng góp cách thức quản lý khu căn hộ cũng như phương thức kinh doanh bất động sản tiên tiến. Đặc biệt, trên bình diện Đô thị học (Urbanism), dự án khu đô thị PMH cũng tạo ra sự khác biệt nổi bật đáng học hỏi và nhân rộng.
Đô thị học thế kỷ 21
Theo tư duy hiện đại thì phát triển đô thị phải đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển hài hòa, phát triển công bằng và phát triển hiệu quả. Để đáp ứng các yêu cầu đó, đô thị phải có chất lượng sống tốt và có năng lực cạnh tranh cao.
Khu đô thị có chất lượng sống tốt được đánh giá trên các mặt: bảo đảm an toàn và sức khỏe, tạo được “cảm nhận an toàn” (sense of safety); Môi trường sinh thái tốt; Môi trường xã hội thân thiện, tạo được “cảm nhận cộng đồng” (sense of community); Nhiều cơ hội giải trí, thư giãn; Kiến trúc và cảnh quan đặc sắc, nhiều di sản văn hóa, lịch sử.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị và từng khu đô thị phải có năng lực cạnh tranh thì mới phát triển phồn vinh được, tức là hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại đó được thị trường ưa chuộng, đô thị thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhà kinh doanh và khách du lịch… Các nhân tố bảo đảm cho đô thị có năng lực cạnh tranh là tầm nhìn phát triển, tinh thần kinh doanh, thế mạnh đặc thù, gắn kết xã hội và trị lý giỏi (good governance).
Sáng kiến Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế (Eco) của Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 2010 nhằm giúp cho các đô thị vừa bền vững hơn về kinh tế lại vừa bền vững hơn về sinh thái, bao quát được cả hai mặt năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống.
Tính đột phá và sự khác biệt của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng trên bình diện đô thị học
Được chọn làm nhà quy hoạch tổng thể thông qua thi tuyển quốc tế vào tháng 7.1993, Công ty tư vấn Mỹ Skidmore, Owings & Merrill (SOM) đã đưa tư duy tiên tiến về phát triển đô thị vào quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn rộng 26 km2 với 21 phân khu chức năng dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, khởi đầu từ khu đô thị mới PMH rộng 409 ha. Quy hoạch này năm 1994 được báo cáo trước Viện Kiến trúc Mỹ và Ngân hàng Thế giới như một dự án tiêu biểu về phát triển bền vững, đến năm 1995 được nhận Giải thưởng Kiến trúc đô thị của tạp chí Kiến trúc tiến bộ Mỹ. Năm 1997, khu đô thị mới PMH lại được trao Giải thưởng danh dự của Viện Kiến trúc Mỹ về quy hoạch tổng thể, năm 2008 được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu, và gần đây nhất, năm 2012 được Viện Đất đai đô thị Mỹ trao Giải thưởng toàn cầu dành cho công trình xuất sắc. Như vậy, sau 16 năm kể từ khi chính thức khởi công xây dựng hạ tầng năm 1996, khu đô thị mới PMH ngày nay qua kiểm chứng thực tiễn đã bộc lộ rõ các mặt ưu việt được nhà nước ta và cả giới chuyên môn quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Thực vậy, đây là khu đô thị tiêu biểu cho tư duy phát triển đô thị hiện đại, có chất lượng sống tốt và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Khu đô thị mới này có công năng hỗn hợp, có nhà ở gồm nhiều kiểu dáng và số tầng khác nhau tạo sự đa dạng, có cây xanh, vườn hoa và mặt nước tuyệt hảo, có phố xá và trung tâm thương mại sầm uất, có hệ thống giao thông nội bộ yên tĩnh và cho phép người dân có thể đến chỗ làm việc, trường học, nơi nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm chỉ bằng đi bộ hoặc xe đạp… Việc quản lý tốt tạo cảm giác an toàn cho người dân. Nhà đầu tư cũng tổ chức một số hoạt động công cộng nhằm xúc tiến giao tiếp, tạo lập cảm nhận cộng đồng. Nhờ đó mà trong tình hình trầm lắng hiện thời của thị trường bất động sản, các căn hộ ở PMH vẫn hút người mua, nhiều công ty đa quốc gia vẫn đến đặt cơ sở kinh doanh tại đây. Cũng cần nói thêm rằng, đây là khu đô thị mới đầu tiên ở nước ta phát triển theo định hướng giao thông công cộng (Transit-Oriented Development/TOD). Đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ là một con đường đô thị mà quan trọng hơn, còn là tuyến nối trung tâm TP.HCM với đồng bằng sông Cửu Long trù phú; sắp tới, dự kiến tuyến metro số 4 đi qua PMH sẽ nối khu đô thị Hiệp Phước với Thạnh Xuân thuộc Q.12.
Mới đây, TP.HCM đề xuất với nhà nước cho lập 4 TP vệ tinh, bao gồm các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó Đô thị Nam rộng 194 km2 với khu đô thị mới PMH làm khu trung tâm , khiến vị thế của PMH được nâng lên tầm cao mới. Với các ưu việt sẵn có, PMH chắc chắn sẽ giúp Đô thị Nam có năng lực cạnh tranh vượt trội, có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (PMH) với quy hoạch đồng nhất và thiết kế hiện đại chính là điểm sáng trong bức tranh quy hoạch đô thị TP.HCM.
Không chỉ tạo khác biệt về mặt quy hoạch khi chọn vùng đất đầm lầy phía nam thành phố, PMH còn đóng góp cách thức quản lý khu căn hộ cũng như phương thức kinh doanh bất động sản tiên tiến. Đặc biệt, trên bình diện Đô thị học (Urbanism), dự án khu đô thị PMH cũng tạo ra sự khác biệt nổi bật đáng học hỏi và nhân rộng.
Đô thị học thế kỷ 21
Theo tư duy hiện đại thì phát triển đô thị phải đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển hài hòa, phát triển công bằng và phát triển hiệu quả. Để đáp ứng các yêu cầu đó, đô thị phải có chất lượng sống tốt và có năng lực cạnh tranh cao.
Khu đô thị có chất lượng sống tốt được đánh giá trên các mặt: bảo đảm an toàn và sức khỏe, tạo được “cảm nhận an toàn” (sense of safety); Môi trường sinh thái tốt; Môi trường xã hội thân thiện, tạo được “cảm nhận cộng đồng” (sense of community); Nhiều cơ hội giải trí, thư giãn; Kiến trúc và cảnh quan đặc sắc, nhiều di sản văn hóa, lịch sử.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị và từng khu đô thị phải có năng lực cạnh tranh thì mới phát triển phồn vinh được, tức là hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại đó được thị trường ưa chuộng, đô thị thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhà kinh doanh và khách du lịch… Các nhân tố bảo đảm cho đô thị có năng lực cạnh tranh là tầm nhìn phát triển, tinh thần kinh doanh, thế mạnh đặc thù, gắn kết xã hội và trị lý giỏi (good governance).
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng rực rỡ về đêm - Ảnh: Ngọc Thảo |
Tính đột phá và sự khác biệt của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng trên bình diện đô thị học
Được chọn làm nhà quy hoạch tổng thể thông qua thi tuyển quốc tế vào tháng 7.1993, Công ty tư vấn Mỹ Skidmore, Owings & Merrill (SOM) đã đưa tư duy tiên tiến về phát triển đô thị vào quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn rộng 26 km2 với 21 phân khu chức năng dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, khởi đầu từ khu đô thị mới PMH rộng 409 ha. Quy hoạch này năm 1994 được báo cáo trước Viện Kiến trúc Mỹ và Ngân hàng Thế giới như một dự án tiêu biểu về phát triển bền vững, đến năm 1995 được nhận Giải thưởng Kiến trúc đô thị của tạp chí Kiến trúc tiến bộ Mỹ. Năm 1997, khu đô thị mới PMH lại được trao Giải thưởng danh dự của Viện Kiến trúc Mỹ về quy hoạch tổng thể, năm 2008 được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu, và gần đây nhất, năm 2012 được Viện Đất đai đô thị Mỹ trao Giải thưởng toàn cầu dành cho công trình xuất sắc. Như vậy, sau 16 năm kể từ khi chính thức khởi công xây dựng hạ tầng năm 1996, khu đô thị mới PMH ngày nay qua kiểm chứng thực tiễn đã bộc lộ rõ các mặt ưu việt được nhà nước ta và cả giới chuyên môn quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Thực vậy, đây là khu đô thị tiêu biểu cho tư duy phát triển đô thị hiện đại, có chất lượng sống tốt và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Khu đô thị mới này có công năng hỗn hợp, có nhà ở gồm nhiều kiểu dáng và số tầng khác nhau tạo sự đa dạng, có cây xanh, vườn hoa và mặt nước tuyệt hảo, có phố xá và trung tâm thương mại sầm uất, có hệ thống giao thông nội bộ yên tĩnh và cho phép người dân có thể đến chỗ làm việc, trường học, nơi nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm chỉ bằng đi bộ hoặc xe đạp… Việc quản lý tốt tạo cảm giác an toàn cho người dân. Nhà đầu tư cũng tổ chức một số hoạt động công cộng nhằm xúc tiến giao tiếp, tạo lập cảm nhận cộng đồng. Nhờ đó mà trong tình hình trầm lắng hiện thời của thị trường bất động sản, các căn hộ ở PMH vẫn hút người mua, nhiều công ty đa quốc gia vẫn đến đặt cơ sở kinh doanh tại đây. Cũng cần nói thêm rằng, đây là khu đô thị mới đầu tiên ở nước ta phát triển theo định hướng giao thông công cộng (Transit-Oriented Development/TOD). Đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ là một con đường đô thị mà quan trọng hơn, còn là tuyến nối trung tâm TP.HCM với đồng bằng sông Cửu Long trù phú; sắp tới, dự kiến tuyến metro số 4 đi qua PMH sẽ nối khu đô thị Hiệp Phước với Thạnh Xuân thuộc Q.12.
Mới đây, TP.HCM đề xuất với nhà nước cho lập 4 TP vệ tinh, bao gồm các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó Đô thị Nam rộng 194 km2 với khu đô thị mới PMH làm khu trung tâm , khiến vị thế của PMH được nâng lên tầm cao mới. Với các ưu việt sẵn có, PMH chắc chắn sẽ giúp Đô thị Nam có năng lực cạnh tranh vượt trội, có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.
Tham khảo 1. Jane Jacobs. The Death and Life of Great American Cities. 1961. The Modern Library. New York. 2. Hiroaki and others. Eco2 Cities. Ecological Cities as Economic Cities. 2010. The World Bank. Washington, DC. 3. Phạm Sỹ Liêm. Đưa tư duy phát triển hiện đại vào quy hoạch và quản lý đô thị nước ta. Tạp chí Người Xây dựng. Tháng 5.2008. |
Ngọc Thảo
(lược ghi)
(lược ghi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét